Van xả khí là gì? Công dụng của van xả khí

Van xả khí

Van xả khí là một trong những thiết bị được làm từ chất liệu như đồng, inox, gang nối ren hoặc nối bích. Van có chức năng chính là xả những lượng khí dư thừa ra khỏi đường ống. Khi dòng chất được bơm qua hệ thống đường ống, thì sẽ tạo ra lượng khí dư thừa bên trong, khí sẽ đi ra khỏi đường ống từ lỗ thông hơi. 

Van xả khí hiện nay được dùng cho hệ thống nhà máy, lò hơi, sản xuất, viên hóa chất, hóa học,... Với những chất liệu như inox, gang, đồng thì có thể hoạt động bền trong nhiều môi trường nhiệt độ cũng như hóa chất khác nhau. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van xả khí

Cấu tạo và nguyên lú hoạt động đơn giản

Để cho bạn đọc hiểu hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của van xả khí, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết dưới đây cho bạn tham khảo:

Cấu tạo của van xả khí

Van xả khí gồm 5 bộ phận chính là thân van, nắp van. đòn bẩy, bóng phao và lỗ xả khí. Cụ thể từng bộ phận như sau:

- Thân van: Được làm từ những chất liệu như gang, đồng, nhựa, thép hoặc inox. Đây là bộ phận chịu áp lực chủ yếu cho van và liên kết những chi tiết khác của van lại với nhau tạo nên một van xả khí hoàn chỉnh. Đầu nối của thân van thường là dạng mặt bích hoặc nối ren. 

- Nắp van: Được làm cùng chất liệu với thân van, được kết nối với thân bằng chi tiết bulong hoặc bằng ren. Vfa phần này cũng được khoét lỗ nhỏ để lưu khí ra bên ngoài. 

- Bộ phận đòn bẩy: Đây là phần nằm trong thân van được gắn cố định 1 đầu với phần thân van, 1 đầu gắn với bóng phao giúp việc nâng lên, hạ xuống của bóng phao để đóng hoặc mở. 

- Bộ phận bóng phao: Hình dạng quả tròn trống rỗng bên trong, được gắn vào đòn bẩy giúp đóng mở lỗ xả khí. 

- Bộ phận lỗ xả khí: Bộ phận này được chặn bởi nút cao su, dưới tác động của bóng pháp và đòn bẩy để có thể mở ra xả khí ra bên ngoài môi trường. 

Nguyên lý hoạt động của van xả khí

Qua cấu tạo của van xả khí ở trên chắc chắn nhiều người đã hình dung ra được nguyên lý hoạt động của nó. Cụ thể khi chất lỏng đi qua hệ thống đường ống, xảy ra va đập và tạo ra bọt khí, dần dần tích tụ thành những mảng lớn đẩy lên phía trên qua khe phao đi ra ngoài. Phao van có nhiệm vụ chính là đóng khi nước tràn lên và đẩy phao bít lại lỗ thông khó không cho nước thoát ra. 

Những ưu, nhược điểm của van xả khí

Có rất nhiều ưu điểm

Hiện nay trên thị trường có 2 dòng van xả khí chính đó là van xả khí gang và van xả khí đồng. Mỗi loại đều có những lợi thế, ưu điểm riêng. Tùy vào nhu cầu mà bạn lựa chọn loại phù hợp. Cụ thể với dòng van xả khí này người dùng sẽ nhận thấy những ưu, nhược điểm dưới đây:

Về ưu điểm của van xả khí

  • Mức giá thành rẻ, tiết kiệm cho người dùng đầu tư

  • Dễ lắp đặt với 2 kiểu chính là mặt bích và nối ren

  • Có nhiều kích cỡ, phù hợp với cầu lắp đặt của những hệ thống đường ống khác nhau. 

  • Có thể lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau, trên dưới, cao thấp hay ngoài trời. Tiện lợi bởi thiết kế nhỏ gọn, ít tốn diện tích. 

  • Bảo vệ hệ thống khỏi những rủi ro như tăng áp, do khí tạo ra trong hệ thống. 

  • Van xả khí tự động giúp đảm bảo sự ổn định, hiệu quả và an toàn cho thiết bị được lắp đặt. 

  • Hoạt động tự động nhờ vào áp lực của dòng chảy. 

  • Ngăn ngừa khí tích tụ trong đường ống, tránh hư hỏng van

  • Bảo vệ hệ thống toàn diện, xả khí nhanh chóng trong đường ống.

  • Xả khí nhanh, có thể hoạt động ở nhiều môi trường cũng như khí hậu khắc nghiệt khác nhau. 

  • Hiệu quả làm việc cao, ổn định, hệ thống tốt. 

  • Tuổi thọ cao, độ bền cao, chăn chặn va chạm trong dòng lưu chất. 

Nhược điểm của van xả khí

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội van xả khí mang lại thì van còn có một số hạn chế như sau:

  • Van xả khí không dùng được với hệ thống khí nén, hơi nóng

  • Không dùng được với lưu chất hạt rắn, kết dính. 

Những chia sẻ chi tiết về van xả khí trên đây chắc chắn đã giúp bạn hiểu hơn về loại van này. Để có thể tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác bạn hãy theo dõi trang của Daiwa, đồng thời cũng có thể tham khảo những thiết bị, phụ kiện điện nước khác dùng cho nhu cầu của mình

(Nguồn: Daiwa Việt Nam)