Mở cửa hàng kinh doanh điện nước đang dần trở hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai khi "dấn thân" vào lĩnh vực này cũng đạt được những kết quả tích cực. Đúc kết sau hàng loạt những sai lầm khiến kết quả kinh doanh đi xuống, dưới đây là 8 kinh nghiệm kinh doanh điện nước giúp doanh số tăng vùn vụt mà bất cứ chủ đầu tư nào cũng nên bỏ túi.

1. Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cửa hàng điện nước chi tiết, kỹ càng

Bước đầu tiên khi "dấn thân" vào kinh doanh điện nước chính là chuẩn bị một bản kế hoạch thật chi tiết, đầy đủ, kỹ càng. Bởi điều này sẽ giúp các chủ đầu tư dự liệu trước những vấn đề sẽ xảy ra và có thể xảy ra để có phương án giải quyết.

Trong kế hoạch kinh doanh cửa hàng điện nước sẽ cần trình bày rõ ràng về danh sách tên các thiết bị điện nước, nguồn hàng vật tư điện nước sẽ lấy ở đâu, vốn đầu tư phải bỏ ra, chi phí cho việc vận hành hoạt động và cả chi phí cho các chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho khách hàng,...

 

Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cửa hàng điện nước chi tiết

Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cửa hàng điện nước chi tiết

2. Dự trù vốn đầu tư cho việc kinh doanh

Sau kinh nghiệm kinh doanh thiết bị điện nước lâu năm, có thể thấy việc dự trù vốn đầu tư là vấn đề vô cùng quan trọng và nhận được sự quan tâm rất lớn từ các chủ đầu tư. Trên thực tế, việc phải bỏ ra bao nhiêu vốn cho việc kinh doanh điện nước sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy mô cửa hàng mà chủ đầu tư mong muốn, điều kiện sẵn có của chủ đầu tư hay các sản phẩm, hàng hóa mà chủ đầu tư muốn kinh doanh. 

Vậy nên, để đưa ra một con số chính xác về vốn đầu tư cho kinh doanh điện nước sẽ không hề đơn giản. Tuy nhiên, căn cứ theo các yếu tố cơ bản hiện nay thì các chủ đầu tư sẽ cần bỏ ra tối thiểu từ 100 - 200 triệu để mở được một cửa hàng, đại lý vật tư, thiết bị điện nước quy mô cỡ nhỏ.

3. Chọn địa điểm kinh doanh "đặt giá" 

Không chỉ lĩnh vực vật tư điện nước, bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần chọn được địa điểm kinh doanh "đắt giá". "Đắt giá" ở đây không phải là giá thuê đắt đỏ mà là một địa điểm phù hợp, không bị khuất tầm nhìn, đông dân cư, có nhiều người qua lại ví dụ như các khu dân cư, khu mua sắm,… Cửa hàng điện nước sẽ không cần diện tích quá lớn nhưng phải đủ để bày trí được các mặt hàng kinh doanh. 

4. Hiểu rõ về sản phẩm kinh doanh

Việc hiểu rõ về sản phẩm kinh doanh vô cùng quan trọng nhằm giúp tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm mong muốn. Sẽ không cần tìm hiểu quá sâu vào từng sản phẩm, nhưng ít ra, chủ cửa hàng sẽ cần hiểu rõ về tên các thiết bị điện nước, công dụng của chúng, cách sử dụng chính xác nhất.

5. Trưng bày sản phẩm hợp lý, logic -  kinh nghiệm kinh doanh điện nước

Để dễ quản lý cũng như tạo hình ảnh tốt nhất trong mắt khách hàng, việc trưng bày sản phẩm hợp lý và logic là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong cẩm nang kinh nghiệm kinh doanh điện nước chắc chắn không thể thiếu điều này. 

Chủ cửa hàng sẽ cần thống kê toàn bộ danh sách các thiết bị điện nước mình cung cấp. Sau đó bố trí, sắp đặt sản phẩm sao cho hợp lý, phù hợp với diện tích. Đồng thời, trang trí thêm để cửa hàng bắt mắt, thu hút khách hàng và đem đến những ấn tượng tốt, ấn tượng khó quên trong mắt của các "thượng đế". Đây cũng là cách marketing thương hiệu rất hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí, được các đơn vị kinh doanh áp dụng triệt để.

Trưng bày sản phẩm hợp lý, logic

Trưng bày sản phẩm hợp lý, logic

6. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Một trong những kinh nghiệm kinh doanh thiết bị điện nước mà các nhà đầu tư nhất định phải biết đó là sử dụng các phần phềm quản lý bán hàng. Bởi đặc thù kinh doanh của ngành vật tư điện nước là có rất nhiều chủng loại, kích cỡ hàng hoá nên sẽ cần đến phần mềm quản lý. Đồng thời, các phần mềm này hỗ trợ kiểm soát tốt hàng xuất - nhập khẩu, thống kê hàng tồn, hàng bán chạy để giúp chủ kinh doanh nắm bắt được cụ thể tình hình phát triển của cửa hàng mình.

7. Lựa chọn nguồn hàng vật tư điện nước uy tín, chất lượng

Chất lượng hàng hoá luôn là yếu tố cốt lõi để giữ chân khách hàng. Nếu quảng bá thương hiệu tốt nhưng chất lượng sản phẩm quá kém, tỉ lệ khách hàng quay trở lại sẽ chắc chắn bằng 0. Vậy nên, để đảm bảo kinh doanh phát triển lâu dài, nhất định cần tìm hiểu nguồn hàng vật tư điện nước uy tín, chất lượng nhất trước khi quyết định nhập hàng. 

Đồng thời, đừng quên lựa chọn các đơn vị sản xuất, cung cấp thiết bị điện nước có chế độ bảo hành hay chính sách đổi trả dài hạn. Và nhất định cần thương lượng mức giá hợp lý nhất trước khi quyết định nhập hàng hoá với một số lượng lớn.

8. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác

Xây dựng mối quan hệ - kinh nghiệm kinh doanh điện nước giúp doanh số tăng vùn vụt. Quan hệ ở đây không chỉ đơn thuần là đơn vị với khách hàng, mà còn là mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp,... Việc kinh doanh cửa hàng thiết bị điện nước là ngành có sự cạnh tranh lớn, sở hữu những mối quan hệ tốt sẽ là một lợi thế tuyệt vời để giữ vững và phát triển vị thế của đơn vị trong thương lai.

 

Xây dựng mối quan hệ - kinh nghiệm kinh doanh điện nước giúp doanh số tăng vùn vụt

Xây dựng mối quan hệ - kinh nghiệm kinh doanh điện nước giúp doanh số tăng vùn vụt

Trên đây là tổng hợp 8 kinh nghiệm kinh doanh điện nước giúp doanh số tăng vùn vụt. Cùng bỏ túi ngay những kinh nghiệm này để phục vụ cho chặng đường chiếm lĩnh thị trường vật tư điện nước của quý doanh nghiệp!