Cửa hàng thiết bị điện nước dân dụng thường kinh doanh các loại thiết bị điện, thiết bị nước và các loại phụ kiện liên quan. Cửa hàng điện nước lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô chủ cửa hàng mong muốn và nguồn vốn mà chủ cửa hàng đang có. Hiện nay có 3 mô hình kinh doanh thiết bị điện nước dân dụng thuộc 3 phân khúc vốn chủ sở hữu phổ biến nhất. Cùng Daiwa Việt Nam khám phá trong bài chia sẻ dưới đây.
1. Vốn mở cửa hàng thiết bị điện nước dân dụng bao nhiêu là đủ?
Đã có rất nhiều bài chia sẻ về vốn mở cửa hàng điện nước và luôn đi đến một kết luận là không có một mức vốn cố định. Bởi mức vốn này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm kinh doanh, nguồn sản xuất - cung cấp, các loại thiết bị điện nước gồm những gì,....
Theo thống kê chi tiết, dưới đây là các yếu tố cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến vốn mở cửa hàng thiết kế điện nước nhà cấp 4:
- Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh thiết bị điện nước đà nẵng, mặt bằng kinh doanh thiết bị điện nước hà nội hay mặt bằng kinh doanh thiết bị điện nước ở nông thôn,... Tùy khu vực sẽ có mức giá thuê khác nhau.
- Chi phí đầu tư trang thiết bị trang trí cửa hàng, trang bị kệ để hàng, bàn quầy tính tiền,...
- Chi phí nhập các loại thiết bị điện nước kinh doanh. Tùy vào thương hiệu, tuỳ loại thiết bị cao cấp hay bình dân mà chi phí nhập hàng sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
- Chi phí thuê nhân viên, marketing, chạy quảng cáo và các khoản chi phí phát sinh khác.
Trên đây là những chi phí cơ bản mà bất cứ đơn vị kinh doanh điện nước nào cũng cần đầu tư. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng nhu cầu mở rộng sẽ phát sinh nhiều loại chi phí, đẩy mức vốn cần chuẩn bị lên một mức nhất định. Vậy nên, điều đầu tiên cần làm chính là lên kế hoạch chi tiết, xác định mô hình cửa hàng kinh doanh trong mức vốn cho phép.
Tùy thuộc vào từng nhu cầu mở rộng sẽ đẩy mức vốn cần chuẩn bị lên một mức nhất định
2. Khám phá mô hình cửa hàng thiết bị điện nước dân dụng phổ biến
Mô hình cửa hàng kinh doanh các loại thiết bị điện nước là một từ khoá có lượng truy cập khá nhiều trong thời gian gần đây. Với từng mức độ nguồn vốn khác nhau, các chủ cửa hàng, đại lý thiết bị điện nước có thể lựa chọn một trong các mô hình kinh doanh thiết bị điện nước dân dụng sau:
2.1. Mô hình cửa hàng thiết bị điện nước dân dụng dưới 300 triệu
Với mức vốn dưới 300 triệu, các chủ đầu tư hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh thiết bị vật tư điện nước với quy mô nhỏ. Thông thường, mô hình này sẽ cần một diện tích mặt bằng kinh doanh dưới 1000 mét vuông. Mức diện tích này không quá lớn, đòi hỏi chủ cửa hàng cần cân nhắc lựa chọn các loại thiết bị điện nước thông dụng nhất, cụ thể như:
- Các thiết bị bao gồm: Dây điện công tắc, rơ le, van phao đồng, van vòi đồng, dây cấp, thiết bị đóng ngắt nguồn điện, ống nhựa, van nước, vòi nước,...
- Các phụ kiện điện nước như keo dán, băng dính cách nhiệt, băn tan,...
Với mức vốn thấp, bước đầu xuất phát với mô hình nhỏ, sau đó quay vòng vốn và tiếp tục nhập hàng, kết hợp tính toán kỹ lượng và kiên trì kinh doanh, đại lý cửa hàng thiết kế điện nước nhà cấp 4 nhất định sẽ mở rộng và phát triển chỉ trong vài năm.
2.2. Mô hình từ 300 triệu đến 800 triệu
Với mô hình cửa hàng kinh doanh thiết bị điện nước dân dụng từ 300 triệu đến 800 triệu sẽ có mức diện tích mặt bằng trong khoảng 100 mét vuông đến 200 mét vuông. Với mức vốn "xông xênh" hơn, ngoài các mặt hàng ở mô hình đầu tiên, chủ đại lý có thể bổ sung thêm vào các danh mục các sản phẩm như:
- Máy bơm nước, bồn nước, máy lọc,...
- Có thể bổ sung thêm các thiết bị bếp như kệ chén bát, kệ để để xoong nồi,...
Một lưu ý nhỏ, với mô hình này, chủ cửa hàng - đại lý nên nhập vật tư điện nước của nhiều nhãn hiệu thuộc các phân khúc các nhau từ bình dân đến cao cấp để khách hàng thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn nên ưu tiên tập trung các nhãn hiệu được người sử dụng tin tưởng và sử dụng lâu năm.
Mô hình cửa hàng điện nước từ 300 triệu đến 800 triệu
2.3. Mô hình cửa hàng 800 triệu đến trên 1 tỷ
Mô hình cửa hàng điện nước dân dụng từ 800 triệu đến trên 1 tỷ là mô hình lớn. Với số vốn này, chủ cửa hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc đa dạng danh mục sản phẩm của đơn vị mình. Theo đó, một số dòng sản phẩm nên được bổ sung vào danh sách như:
- Thiết bị trong nhà bếp như bồn rửa chén, kệ bếp, tủ bếp,...
- Thiết bị trong nhà tắm, nhà vệ sinh như bồn rửa mặt, bồn vệ sinh,...
- Các dụng cụ máy khoan, mũi khoan, tua vít, kìm, dao rọc, thước cuộn, hộp đựng dụng cụ,...
Mô hình cửa hàng 800 triệu đến trên 1 tỷ
Trên đây là 3 mô hình cửa hàng thiết bị điện nước dân dụng phổ biến. Bên cạnh đó vẫn có nhiều mô hình khác để phù hợp với mức vốn của từng chủ đầu tư. Vậy nên, đừng quên tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn chính xác mô hình kinh doanh ưng ý nhất. Chúc các chủ đầu tư thành công rực rỡ trong lĩnh vực trên!